Kỹ thuật khi đi đèo dốc với xe CR-V số tự động
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động (tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe lớn thì quán tính của xe càng lớn. Đồng thời chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn.
Hạn chế dùng phanh, dùng hộp số đúng cách là một trong những kinh nghiệm lái xe nên chú ý khi lái xe số tự động xuống dốc hoặc đổ đèo.
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động (tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe lớn thì quán tính của xe càng lớn. Đồng thời chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn.
Xe chạy xuống dốc nhanh buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
Xe CR-V với động cơ 2.4 lít, cam kép DOHC i-Vtec mạnh mẽ hơn hẳn thế hệ trước với 190 mã lực. Do đó, khả năng tăng tốc, độ nhạy chân ga của CR-V phiên bản mới ấn tượng hơn. Mô-men xoắn của CR-V mới đạt 222Nm tại ngưỡng vòng tua 4.400 vòng/ phút. |
Nguồn: http://www.danhgiaxe.com/kinh-nghiem/ky-thuat-lai-xe-so-tu-dong-xuong-doc-deo-10015.htm
Với một số ý kiến nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tuy nhiên một số tài xế già có kinh nghiệm chỉ ra thực tế cho thấy: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Hơn nữa tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Với cách đi cứng nhắc kỹ thuật như vậy sẽ đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Các ký hiệu trên cần số được ghi rất rõ P R N D 2 1 … Được giải thích như sau: P : Park , số đỗ, Vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để lùi xe. N: Neutral , số “mo” động cơ vẫn chạy không tải, dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. |
|
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra xe Honda CR-V mình có hỗ trợ D1, D2 ( áp dụng lên dốc, xuống dốc.Chủ động đi số nhỏ ), trên cần số D3 ( Tăng tốc, giúp vượt xe ). |
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số (phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế dễ hỏng hộp số.
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.
Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản những vị trí được đánh dấu bằng số này (…D, D3, 2, 1) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc.
Các số D1, 2, 3: Khi chạy ở bất kỳ đâu nếu không phải là đường đèo, dốc dài, nhiều, thì bạn chỉ cần dùng D thôi, không cần quan tâm đến D1, D2, D3 làm gì. Vì các số này chỉ dành để khi đi đường đèo dốc dài, nhiều.
Cách đi D1, 2, 3 như sau: Khi lên dốc, bạn cứ đi bình thường, nghĩa là chỉ chuyển cần số về D, không quan tâm đến D1, 2, 3, và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi xuống dốc, tùy theo độ dốc mà bạn phải dò số D1, 2 hay 3 cho xe chạy tốc độ hợp lý (Vì ở trạng thái này, thế năng là động lực kéo xem còn động cơ làm việc ở chế độ hãm).
Một số cung đường đèo dốc nguy hiểm khi đi Hòa Bình, Hà Giang: đèo Thung Khe, |
Khi xuống dốc, bạn nhá phanh cho xe chạy chậm lại, giữ nguyên tình trạng chân phanh như vậy (xe đang chạy chậm), chuyển cần số về D3, nhả chân phanh, nếu bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, nghĩa là bạn chọn D3 là hợp lý. Cứ thế, bạn để hờ chân lên chân phanh, xe xuống dốc mà bạn vẫn đang kiểm soát được tốc độ.
Nếu ở vị trí D3 mà bạn cảm thấy xe hơi nhanh và bạn vẫn phải nhá phanh, thì để cho xe chạy chậm lại, bạn cần chuyển sang D2, qui trình chuyển sang D2 giống như khi chuyển sang D3. Tương tự như vậy cho D1 nhưng thường là ít. Tốc độ trên đèo dốc thế nào là bình thường? Kinh nghiệm của các bác tài nói thông thường 20-40 km/h, tùy vào đèo dốc.
Với các dòng xe số tự động mới như CR-V 2022 |
Khi xuống đèo dốc chừng nào mà bạn không cần nhá phanh, không cần tăng ga, cứ để xe chạy, hoàn toàn kiểm soát được tốc độ, bạn cảm thấy yên tâm, thoải mái nghĩa là bạn đã chọn được số D1, 2, hay 3 hợp lý. Động cơ đang chính là làm việc trong chế độ phanh thay cho chân phanh của bạn với tốc độ hợp lý.
Chúc các bạn lái xe an toàn.