Cờ lê có mấy loại ? Phân biệt các loại cờ lê
Cờ lê có mấy loại ? Phân biệt các loại cờ lê
" Cờ lê có mấy loại ? Có bao nhiêu loại cờ lê ? " - Đây là 1 trong những câu hỏi An Khánh nhận được từ người tiêu dùng thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật các chủng loại cờ lê phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
1. Cờ lê là gì ?
Cờ lê là một trong những dụng cụ cầm tay phổ biến hiện nay, với công dụng chính là để xiết, tháo, lắp, nới lỏng các bulong, đai ốc ở các vị trí kết nối. Cờ lê 2 đầu mở thông thường thì luôn được thiết kế kiểu 2 đầu mở với 2 cỡ khác nhau. Và rồi có nhiều "biến thể" với sự kết hợp 1 đầu cờ lê & 1 đầu tròng, có thể tự động hoặc có thể là đầu điều chỉnh nhiều cỡ như mỏ lết.
Cờ lê thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp cơ khí, ngành điện, bảo dưỡng, lắp đặt ô tô xe máy và cả các ngành sản xuất. Cờ lê có trong các bộ dụng cụ gia đình cầm tay hoặc các garage bảo dưỡng ô tô xe máy.
2. Cờ lê có mấy loại ?
Hiện nay trên thị trường, cờ lê được chia làm 8 loại chính, mỗi loại đều có những hình đáng, kích cỡ và mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là kiến thức chung nhất về 8 chủng loại cờ lê phổ biến.
2.1 Cờ lê 2 đầu mở
Cờ lê 2 đầu mở là dạng cờ lê thông dụng nhất, với thiết kế 2 đầu mở dạng hình chữ U với 2 cạnh đối diện "song song" với nhau, dùng để tháo lắp vặn siết bulong đai ốc loại 6 cạnh 1 cách dễ dàng.
Dòng sản phẩm cờ lê 2 cạnh của KTC có ký hiệu S2, có các lựa chọn từ 5.5x7 đến 41x46.
Tùy theo hãng mà sự "kết hợp" của 2 cỡ 2 đầu cờ lê có các tiêu chuẩn khác nhau, và dải lựa chọn các cỡ cờ lê cũng tùy theo khách hàng mục tiêu mà từng hãng nhắm tới. Cờ lê 2 đầu mở thường được dùng trong các hộ gia đình, các nhà máy, xí nghiệp...
2.2 Cờ lê 2 đầu tròng
Cờ lê 2 đầu tròng hay được gọi ngắn là tròng là dạng cờ lê sử dụng nhiều trong các garage xe ô tô, xe máy, với thiết kế dạng hình tròn ở 2 đầu, khoét theo hình 6 hoặc 12 cạnh ở vòng trong. Mục đích chính là để vặn đai ốc mà không gây biến dạng đai ốc, sử dụng nhiều trong các vị trí cần xiết chặt đai ốc hơn so với cờ lê 2 đầu mở.
Dòng sản phẩm tròng của KTC có ký hiệu M5, có các lựa chọn từ 5.5x7 đến 41x46.
Việc sử dụng tròng để vặn ốc giúp lực được phân bổ đều qua 6 điểm so với chỉ 2 điểm khi dùng đầu cờ lê. Việc thao tác sẽ chắc chắn và giữ cho các cạnh của bu lông hay đai ốc được duy trì nguyên vẹn. |
2.3 Cờ lê kết hợp 1 đầu mở 1 đầu tròng
Cờ lê kết hợp là loại cờ lê với 2 đầu kết hợp giữa 1 đầu cờ lê mở chữ U và 1 đầu tròng thường được thiết kế 12 cạnh, có kích cỡ 2 đầu giống nhau. Cờ lê tròng hay còn gọi là cờ lê kết hợp có tính cơ động cao, phù hợp cho các công việc sửa chữa lưu động, các đội cứu hộ, giúp hạn chế việc mang nhiều cờ lê và tròng mà chỉ cần 1 vài kích cỡ phổ biến để sử dụng.
Cờ lê + tròng = được gọi là cờ lê tròng. Sản phẩm của KTC có ký hiệu là MS2 có lựa chọn từ 3.2 đến 46mm |
2.4 Cờ lê lực
Việc xiết vặn ốc đến giá trị lực mong muốn hoặc quá trình kiểm tra giá trị mức "chặt hay lỏng" của bu lông hay đai ốc thì dụng cụ đươc gọi chung là cờ lê lực. Đây là loại tay vặn với chức năng đo được giá trị theo đơn vị đo lực, có thể là Nm, kgf-m, ... hay các giá trị quy đổi khác.
Khi xiết, lực sẽ hiển thị ngay trên mặt đồng hồ điện tử hoặc trên đồng hồ kim chỉ hoặc qua sự cảm nhận của tay và tai nếu là loại đặt lực trước. Nhờ cờ lê lực ta có thể xiết bulong đai ốc chặt đến mức lực mong muốn.
Với chức năng đo lực, cờ lê "lực" có các lựa chọn đầu ra kiểu nối khẩu, đầu mỏ lết, hoặc các loại đầu rời khác. Các thương hiệu cờ lê lực đến từ Nhật có thể là KTC và Kanon. |
Cờ lê lực rất phù hợp cho các ngành công nghiệp cơ khí đòi hỏi tính chính xác cao ( cơ khí chế tạo, cơ khi máy móc, chi tiết máy... ).
2.5 Cờ lê tự động
Cờ lê tự động thường loại cờ lê với 1 đầu tròng và 1 đầu cờ lê và đầu tròng được trang bị vòng răng tự động. 2 cỡ vặn với đầu cờ lê và đầu tròng là cùng 1 cỡ và đầu tròng có thể có 2 kiểu với khoá điều chỉnh 2 chiều hoặc chỉ quay 1 chiều.
Cờ lê tròng tự động loại MSR1A Dòng sản phẩm có đủ cỡ từ 8-24mm |
Cờ lê tròng tự động loại MSR2A Dòng sản phẩm có đủ cỡ từ 8-19mm |
2.6 Cờ lê đuôi chuột
Có thiết kế tương đối độc lạ với 1 đầu dạng tròng và 1 đầu dạng mỏng thuân dài, nhọn. Mục đích thiết kế chính là để nới lỏng và siết chặt bulong, khóa ốc ở các vị trí có diện tích tiếp xúc hẹp, khó thao tác. Cờ lê đuôi chuột dùng nhiều cho xây dựng dân dụng, khuôn đúc, cơ khí...
Với dòng cờ lê đuôi chuột, với thương hiệu đến từ Nhật thì đó là Super Tool Sản phẩm cờ lê đuôi chuột của Super Tool được dùng chủ yếu trong xây dựng, công nghiệp, hàng hải, và có 1 phần trong cơ khí. |
2.7 Cờ lê móc
Là chủng loại cờ lê đặc biệt, sử dụng cho các loại ốc có rãnh dùng ở các vị trí ốc khoá ví dụ như ốc hãm tại vị trí ốc khoá cổ lái của xe máy hay các bộ phận phương tiện đi lại. Cờ lê móc có thiết kế dạng 1 mấu móc, tay cầm và đầu chui có lỗ.
Cờ lê móc lựa chọn theo thông số đường kính trục. Phần đầu móc có thể có lựa chọn kiểu đầu gật gù Với cấu tạo đơn giản, cờ lê móc được "nội địa hoá" |
|
Ốc khoá với 4 chấu giúp có thể thao tác với súng bắn ốc sử dụng tại các dây chuyền lắp ráp. |
2.8 Cờ lê mở ống
Được sử dụng cho các ống thủy lực nhằm giảm tác động của con tán lên đường ống, đảm bảo an toàn cho đường ống. Cờ lê mở ống được thiết với 2 đầu vòng hở ( cắt 1 phần ở vòng ).
Cờ lê ống với kiểu khẩu 2 đầu dòng FBH | Cờ lê ống mà gọi là kìm nước dòng PWA |
3. Các kích cỡ phổ biến của cờ lê
Cờ lê có rất nhiều kích cỡ và được chia ra làm 2 hệ chính là hệ inch và hệ mét. Mỗi hệ đều có những quy định kích thước khác nhau. Chiều dài của cờ lê nằm trong khoảng từ 110mm đến hơn 450mm.
Với các loại đặc biệt, kích thước này có thể ngắn hoặc dài hơn, .. ..
Tính theo đơn vị inch ta có dải đo phổ biến từ 1/4 -> 1-1/4 và tính theo đơn vị mét ta có 5.5 -> 46mm.
Kích cỡ phổ biến, thường sử dụng của cờ lê là 6x7, 8x10, 10x12, 12x14, 14x17, 17x19 ...
4. Các thương hiệu cờ lê nổi tiếng
Cờ lê là vật dụng không thể thiếu trong các bộ đồ nghề sửa chữa, cờ lê có xuất xứ từ rất nhiều nước ví dụ như: Nhật, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Đài Loan... Các sản phẩm đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Thương hiệu dụng cụ cầm tay hàng đầu trên thế giới có thể kể đến như: .. |
Với các thương hiệu đến từ Nhật, có thể tham khảo các thương hiệu KTC, Koken, Tone, Top, Kowa Seiki, .. ..
Với các thương hiệu đến từ Mỹ, có thể tham khảo: Snap-on, Blue-Points, Bondhus, Ingersoll Rand, ..
Với các thương hiệu đến từ châu Âu, có thể là Facom, Stahlwille, Hazet, Norbar, BP SWISS, Bahco, Wera, ..
5. Tổng kết
Hy vọng bài viết dưới đây đã giúp quý khách có câu trả lời cho câu hỏi: " Cờ lê có mấy loại ? "
Để được tư vấn chi tiết thêm về cờ lê - Qúy khách có thể liên hệ với An Khánh trực tiếp qua hotline để được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp giải đáp.
Công ty TNHH Thiết bị & Phụ tùng An Khánh
Địa chỉ giao dịch: 18 ngõ 124 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.6675 9358 - 0985448048